Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Chính phủ là người đại diện cho dân, làm theo ý nguyện của dân. Nhiệm vụ của chính phủ là trấn áp, bắt giữ kẻ có tội, bảo vệ người vô tội. Nếu mọi sự đều diễn ra trôi chảy như vậy thì trị an, trật tự trong nước tốt đẹp biết bao!
Người ta thương gọi kẻ có tội là ác nhân, goi người vô tội là lương thiện.
Giả thử có kẻ xấu định gây nguy hại, chẳng hạn như chúng định hãm hại bố mẹ, vợ con chúng ta. Về lý mà nói, trong trường hợp này người lương thiện hoàn toàn có quyền tự vệ trước bạo lực của kẻ xấu và còn có quyền “dần cho chúng một trân nhừ tử”. Nhưng không phải lúc nào người lương thiện cũng có thể chông trả nổi lũ người xấu nếu chỉ biết cậy vào sức mình. Mà cứ cho là có thể tự vệ được đi nữa thì cũng cần phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc để lo phòng chống tội phạm.
Nhưng, chẳng phải là chúng ta đã thỏa thuận với chính phủ rằng ngừi dân ủy thác cho chính phủ - với tư cách làm người đại diện cho quốc dân - đứng ra bảo vệ trật tự, trị an, đổi lại người dân sẽ đóng thuế đảm bảo cho mọi khoản chi cần thiết của chính phủ, kể cả lương lậu cho các viên chức đó sao? Ngoài ra, chính phủ - với tư cách là tổng đại diện cho người dân - có mọi quyền hành để giải quyết tức thì bất cứ việc gì xảy ra, theo hướng có lợi cho nhân dân.
Quốc dân nghe theo chính phủ không có nghĩa là chúng ta tuân theo pháp luật do chính phủ soạn thảo. Cái mà chúng ta tuân theo chính là luật pháp do chính chúng ta lập ra. Chúng ta phá luật tức là là chúng ta tự xé bỏ những quy định do bản thân chúng ta đặt ra. Nếu vi phạm luật, chịu sự trừng phạt thì đó không phải là do chính phủ mà là theo luật do tự chúng ta quy định.
Mỗi người dân chúng ta có hai nhiệm vụ. Thứ nhất là lập ra chính phủ làm đại diện cho chúng ta, để bắt giữ kẻ xấu trong xã hội, để bảo vệ dân lành. Thứ hai là thực hiện đúng sự thỏa thuận với chính phủ, tuân thủ pháp luật và chính phủ bảo vệ.
Theo lệ đó, một khi chúng ta đã giao phó quyền lực chính trị cho chính phủ thì nhất thiết không được vi phạm thỏa thuận, nhất quyết không được quay lưng lại luật pháp. Bắt giữ lũ sát nhân, xử tử hình chúng lá quyền hạn thuộc chính phủ. Quyền xét xử cũng như hòa giải mọi cuộc tranh chấp  không phải là việc để quốc dân chúng ta phải nhúng tay vào.
Nếu chỉ vì căm thù mà tự ý phán xử, bằng cách giết bọn ác nhân, hành động như vậy sẽ là phạm tội. Tội này khó được pah1p luật bỏ qua. Không có sai phạm nào lớn như sai phạm này.
Ở các quốc gia văn minh phát triển, hành vi “cá nhân tự coi mình có quyền phán quyết, hành xử” bị luật pháp khép tội rất năng. Còn tại Nhật Bản, người ta lầm tưởng rằng chính phủ rất có uy. Nhưng thực ra nhiều người chỉ biết sợ chính phủ thôi, chứ họ hoàn toàn không am hiểu luật, không biết được luật pháp cao quý ra sao.
Bây giờ tơi sẽ giải thích rõ hơn, vì sao bất kỳ cá nhân nào cũng không được “tự ý phán quyết hành xử”, cũng như vì sao luật pháp lại quý giá đến như vậy.
Tôi lấy ví dụ thế này. Có một lũ cướp, xông vào nhà mình, đe dọa gia chủ và định thực hiện hành vi cướp tài sản. Theo luật thì chủ nhân phải báo ngay cho nhà chức trách biết. Nhưng thực tế, vì sự việc xảy ra quá bất ngờ, gia chủ luống cuống và cũng chẳng có thời gian để làm việc đó. Trong lúc bọn cướp xông vào nhà và bắt đầu cướp đoạt tài sản, gia chủ muốn ngăn lũ cướp lại, nhưng một mình thì rất nguy hiểm nên hợp sức với mọi người trong nhà chống chọi lại lũ cướp. Nhờ thế mà lũ cướp bị tóm và bị giải tới nhà chức trách. Khi bắt được lũ cướp, gia đình dùng gậy gộc, dao kiếm gây thương tích cho lũ cướp, đánh què chân, có trường hợp vì quá tay nên đánh chết bọn cướp.
Tuy vậy, gia chủ và nhưng người trong nhà không bị khép tội “tự coi mình có quyền phán quyết hành xử”. Vì họ rơi vào hoàn cảnh buộc phải dùng phương tiện tự vệ để bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của mình.
Trừng phạt tội phạm là quyền hạn của chính phủ, dứt khoát không phải là bổn phận hay trách nhiệm của mộ cá nhân nào cả. Vì vậy, trường hợp bắt được lũ cướp và cho dù chúng ta chưa bị chúng gây thương tích gì cả, nhưng chỉ vì quá căm tức mà đánh đập hay giết phắt chúng đi là không được. Luật pháp không cho phép,  dù chỉ dùng một ngón tay động vào cơ thể chúng. Nhiệm vụ của chúng ta la phải cấp báo ngay cho các nhà đương cục và chờ đợi sự phán xử của chính phủ. Nếu tóm chúng xong, chúng ta hành động theo cảm tính, tức là “tự cho mình có quyền đánh đập trả thù”, thì hành động như thế tương đương với tội cố ý giết người vô tội, sẽ bị luật pháp khép vào tội giết người.
Luật pháp của quốc gia nghiêm minh có nghĩa là vậy.