Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Đã là con người thì dù là người giàu hay người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu, nhân dân hay chính phủ, tất cả đều bình đẳng về quyền lợi. Tôi đã viết rõ ở Phần Hai về vấn đề này.
Chữ “quyền lợi”, tương ứng với chữ “Right” trong tiếng Anh.
Bây giờ, tôi thử luận từ này rộng ra, ở gốc độ quốc gia với quốc gia xem sao.
Quốc gia là nơi người dân xứ sở đó ở. Nhật Bản là nơi dân Nhật ở. Anh quốc là nơi dân Anh ở. Người Nhật cũng như người Anh, đều là con người, được tạo hóa sinh ra trong cùng trời đất nên không có đạo lý nào cho phép dân hai nước chà đạp lên quyền lợi của nhau. Không một đạo lý nào cho phép người này làm hại người kia. Cũng không có lý lẽ nào dung thứ cho việc một nhóm người này xâm phạm quyền lợi của một nhóm người kia. Đạo lý đó đúng với mọi trường hợp, không phụ thuộc vào đa số hay thiểu số, kể cả có là một triệu người hay một trăm triệu người cũng vậy.
Trên thế giới hiện nay, có quốc gia giàu mạnh, văn minh tiến bộ, giáo dục phát triển, quốc phòng vững mạnh thì cũng có quốc gia còn nghèo khổ, man rợ hoang sơ, giáo dục lạc hậu, quốc phòng yếu kém. Nhìn chung thì châu  u, châu Mỹ giàu mạnh còn châu Á, châu Phi nghèo yếu. Thế nhưng, sự giàu, nghèo, mạnh, yếu ở mỗi quốc gia là do thực trạng của từng quốc gia và do điều kiện của từng quốc gia và do điều kiện của mỗi nước nên mới có sự khác nhau. Nhưng sẽ ra sao, nếu có quốc gia viện cớ giúp đỡ các nước nhỏ yếu phát triển giàu mạnh như nước mình để áp đặt những điều vô lý lên các nước đó. Làm như vậy có khác nào một đô vật Sumo lực lưỡng cứ đòi vật nhau với một người đau ốm lẻo khẻo. Cho dù họ biện minh cho hành động của mình là vì quyền lợi quốc gia, nhưng đó là những hành động bạo ngược không thể dung thứ.
Nước Nhật Bản nước ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc  u, Mỹ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chung 1ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở Phần Một, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật Bản chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.
Nhưng còn tình trạng giàu nghèo, mạnh, yếu dứt khoát không phải là do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này.
Quốc dân Nhật Bản chúng ta phải xắn tay ngay vào học tập hun đúc chí khí. Trước hết mỗi cá nhân, từng con người hãy kiên quyết tự chủ, độc lập. Có như vậy đất nước mới giàu mạnh. Có như vậy, chúng ta mới hết mặc cảm, hết sợ hãi trước các thế lực phương Tây.
Nói tóm lại, nước Nhật Bản chỉ có một con đường là phải mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia tôn trọng đạo nghĩa. Còn đối với các nước không tôn trọng đạo nghĩa chỉ muốn dùng sức mạnh thì chúng ta phải can đảm tranh đấu để xóa bỏ các cuộc thương lượng bất bình đẳng.
Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập, nghĩa là vậy.