Người ta thường nói:”Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Loài người - chúa tể của muôn vật - bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu...
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016
Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả.
Đọc các tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chẳng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học quan trọng đến mức “phải thờ phụng nó” như các thầy dạy Hán văn, Cổ văn thường nhấn mạnh. Trong cuộc sống,...
Biết đúng vị trí, chỗ đứng của mình là rất quan trọng. Kể từ khi sinh ra, con người không phải chịu sự can thiệp của bất cứ một ai. Nam cũng như nữ đều có quyền tự do sinh sống. Đúng là con người có quyền tự do, nhưng lúc nào cũng khăng khăng đòi phải được làm theo ý muốn của riêng mình mà không biết rõ vị trí của mình thì sẽ trở nên chỉ biết có mình, cho riêng mình. Như thế là tự mình làm hỏng mình.
Dựa trên đạo lý mà Trời đã định, vị trí ở mỗi...
Kể từ khi thiết lập chế độ quân chủ(1), nền chính trị Nhật bản đã có những thay đổi mạnh mẽ. Về đối ngoại, chính phủ đã mang lại tinh thần “tự do, độc lập” cho dân chúng. Người dân chúng ta đã được phép mang đầy đủ họ và tên; được phép cưỡi ngựa… Đó là sự thay đổi to lớn kể từ thuở lập quốc, tạo cơ sở bình đẳng về địa vị giữa các thành phần Võ sĩ (samurai), Nông, Công, Thương trong xã hội(2).
----------------
(1) Tức là việc Nhật hoàng Minh Trị lên...
Như tôi đã nói ở trên, “độc lập và tự do” dựa trên đạo lý của Trời đã trở thành nguyên tắc trong mỗi người cũng như của cả quốc gia chúng ta. Nếu như có kẻ gây thương hại đến nguyên tắc này thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?
Giờ đây, chúng ta đã xác lập được tinh thần cơ bản: mọi người dân đều bình đẳng, vì thế chúng ta hãy yên tâm phát huy hết...
Từ học vấn có nghĩa rất rộng, vừa trừu tượng vừa cụ thể. Tính trừu tượng (vô hình) trong học vấn thể hiện qua các môn Đạo đức, Thần học, Triết học… Còn các môn như Thiên văn học, Địa lý học, Hóa học… là học vấn mang tính cụ thể (hữu hình). Nhưng dù có trừu tượng hay cụ thể thì mục đích của học vấn là làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý giải được đạo lý của sự vật, làm cho con người tự giác về trách nhiệm của bản thân.
...
Những dòng đầu tiên trong Phần Một, tôi đã nói tời vấn đề bình đẳng giữa người và người. Kể từ khi được sinh ra, ai ai cũng được quyền tự do sinh sống, không phân biệt trên dưới.
Tôi muốn bàn rộng hơn ý nghĩa: “Mọi người đầu bình đẳng”.
Con người sinh ra là do ý muốn của Trời, chứ không phải là do ý muốn của người. Con người vốn cùng một loài, cùng sinh sống trong trời đất, vì thế yêu thương nhau, tôn trọng nhau, mình làm trọn bổn phận của mình,...
Bây giờ hãy mang giá trị của con người ra so sánh thử xem? Chẳng phải là tất cả đều bình đẳng đó sao? Nhưng “bình đẳng” ở đây, không phải là người nào cũng phải có điều kiện sống ngang nhau. Mà “bình đẳng” ở đây có nghĩa là ai ai cũng đều có quyền lợi ngang nhau, vì chúng ta đều là con người cả.
Nếu nói về điều kiện sống thì có người giàu, người nghèo; kẻ mạnh, kẻ yếu, người thông minh, người đần độn. Có người sinh ra thuộc tầng lớp lãnh chúa, quý...
Dưới thời Mạc phủ, giữa tầng lớp Võ sĩ và tầng lớp thường dân có sự phân biệt sâu sắc. Võ sĩ ra sức lộng quyền, coi nông dân và thị dân như những kẻ tội phạm. Chúng còn đặt ra luật “chém trước, xử sau”. Theo luật này, người dân chỉ cần có biểu hiện trái ý Võ sĩ là lập tức bị hành quyết tại chỗ. Tính mạng của dân không khác gì sâu bọ, cho sống thì được sống, bảo chết là phải chết.
Ngược lại, nông dân và thị dân lúc nào cũng phải cúi lạy nhường lối...
Đoạn trên, đứng trên góc độ của người dân, tôi đã bàn luận về “quyền lợi” theo như sự suy nghĩ của tôi.
Thế nhưng đứng trên góc độ chính quyền để nhìn nhận, trường hợp dùng người thì phải thấy được sự khác nhau ở mỗi người, phải suy xét kỹ khi áp dụng luật pháp.
Người này được coi là nhân dân, người kia được coi là quan chức chính quyền, nhưng đứng ở vị trí nào cũng đều là người Nhật. Người Nhật phân chia công việc lẫn nhau, lập ra chính phủ đại...