Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Trên đây tôi đã đề cập việc Trí và Đức đem lại sự tính nhiệm. Tuy vậy, trong xã hội cũng có nhiều kẻ tưởng là được tính nhiệm nhưng thực tế không phải như vậy.
Thầy lang băm thường sơn phết phòng khám hào nhoáng hòng dụ bệnh nhân tìm tới. Cửa hàng bán thuốc thường khuyếch đại quảng cáo hòng bán được nhiều thuốc. Công ty làm ăn mờ ám lại hay phô trương cái két tiền, dẫu nó rỗng tuếch. Học giả thường khoe khoang thư phòng nhiều sách, nhưng chẳng bao giờ đọc. Cũng có kẻ một chữ ngoại ngữ không biết vậy mà khi ngồi trong xe ô tô lại cầm tờ báo tiếng Anh ra vẻ nghiền ngẫm. Có người chủ nhật đi nhà thờ xám hối rỏ lệ trước lời của linh mục, nhưng sáng sớm thứ Hai là vợ chồng lại cãi cọ ầm ĩ.
Trong xã hội rộng lớn này, thật giả, thiện ác lẫn lộn. Khó phân biệt đâu là tốt đâu là xấu. Cũng có trường hợp tín nhiệm lầm người, tài đã không có mà đức cũng không nốt. Lại còn những trường hợp thế này nữa, đó là những người sống ẩn dật, trốn tránh xã hội. Họ hễ mở miệng ra là “tôi không màn tới danh tới lợi, vì đó chẳng qua cũng chỉ là hư danh nhất thời mà thôi”. Nhưng trong bụng họ thật ra chính là do bất bình danh lợi mới đi lánh đời đó thôi.
Thế nhưng, nếu chỉ nhìn chăm chăm vào mặt cực đoan mà không nhìn hiện trạng muôn màu nhiều vẻ của xã hội đã vội phê phán thì sẽ ra sao? Cái gì trong xã hội cũng chê bai, phản đối. Nhìn xã hội thấy mọi thứ đều tiêu cực xấu xa. Phải chăng họ thực sự mong muốn sự tiến bộ xã hội.
“Tội đâu màng tới danh tiếng, tín nhiệm trong xã hội”. Thoạt nghe quả là kêu. Nhưng bản chất của danh tiếng mà bản thân họ không cần tới là gì vậy. Danh vọng, nổi tiếng theo kiểu trang hoàng phòng khám của thầy lang băm, theo kiểu quảng cáo của hàng thuốc thì đương nhiên cần phải tránh xa, không phải bàn đến. Vì đó là đồ rởm hàng giả, vì người ta bán hư danh.
Đồng thời nhìn từ phía khác thì quan hệ con người trong xã hội không phải là tất tần tật đều xấu, đều đối trá và lừa đảo. Tri thức và nhân cách của con người có thể ví như thân cây. Còn danh dự, sự tín nhiệm có thể coi là những bông hồng nở trên đó. Vì sao lại không chấp nhận việc trồng cây, chăm bón chờ ngày ra nụ nở hoa? Tại sao lại phải chạy trốn nó?
Đã không suy nghĩ cặn kẽ bản chất của sự tín nhiệm của xã hội, lại trốn tránh tất cả không từ cái gì, chẳng khác gì đã không muốn cho hoa nở mà còn giấu nốt giá trị của cây nữa, làm như thế có ích lợi gì, trái lại sẽ làm hại cho xã hội, tự mình tiêu diệt sự sống, tiêu diệt sự hữu ích.