Nếu đứng ở góc độ chủ nhân để bàn thì quốc dân một nước cũng chính là chính phủ của nước đó. Vì sao vậy? Đương nhiên toàn thể quốc dân không thể tất cả đều làm chính trị. Chúng ta thỏa thuận với nhau lập ra chính phủ, chúng ta quyết định giao cho chính phủ thi hành luật pháp với tư cách là người thay mặt cho chúng ta.
Vì lẽ đó, nhân dân là chủ nhân của đất nước, là gia chủ của người cai trị và chính phủ là người đại diện, người cai trị. Giống như từ trong số một trăm người lập công ty, chọn ra mười người vào hội đồng quản trị tức là vào chính phủ, số chín mươi người còn lại - không trực tiếp làm các sự vụ quan trọng, nhưng một khi đã giao phó cho mười thành viên thay mặt mình thì nếu suy xét thật kỹ thì bản thân mỗi chúng ta chẵng phải là chủ nhân của công ty đó sao.
Mặt khác, mười người trong hội đồng quản trị, hiện đang điều hành phạt động của công ty, nhận được sự tin cậy của nhân viên, gánh chịu trách nhiệm nhằm đáp ứng tình cảm đó, vì thế phải đem hết sức mình trong công vụ của công ty, không được nghĩ tới cái lợi cho bản thân. Bây giờ nếu thử suy nghĩ điều trên, người ta thường gọi việc tham gia vào chính phủ là công vụ, việc công. Gốc gác của từ này là công việc của chính phủ không phải là việc cá nhân của các quan chức. Mà nó có nghĩa là thay mặt cho nhân dân, thực hiện việc công, việc chung cho cả xã hội, để cai trị toàn bộ đất nước.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016
Bài viết liên quan:
PHẢI ĐÓNG THUẾ Chính phủ dựa trên sự tin cậy, ủy thác của dân, thực hiện đúng lời hứa trước dân, không được phân biệt đối xử với dân, phải mang lại quyền lợi tối đa cho nhân dân. Tức là pháp luật phải nghiêm minh, không dược phép hưởng lợi… Read More
NGHĨA VỤ CỦA QUỐC DÂNTrong Phần Sáu, tôi đã bàn về “Sự quý giá của luật pháp” và đề cập tới “Hai vai trò của quốc dân”. Để bổ sung thêm cho Phần Sáu, trong Phần Bảy này, tôi muốn giải thích kỹ hơn về nhiệm vụ, vai trò đó. Có thể nói ở mỗi quốc d… Read More
ĐÁNH MẤT KHÍ TIẾT, LÀM HẠI ĐẾN CON CÁI, CHÁU CHẮTNhân dân lẫn chính phủ, nếu cả hai phía đều làm tròn bổn phận, trách nhiệm của chính mình thì chẳng cần phải nói gì thêm cả. Nhưng cũng có những lúc chính phủ đi chệch hướng, thi hành lối chính trị chuyên chế bạo tàn, chạy th… Read More
NHƯ THẾ NÀO LÀ TỬ VÌ ĐẠOỞ phương Tây, người ta gọi những người ưu tư trăn trở trong xã hội, cọi nhẹ bản thân, sẵn sàng hy sinh cho nhân loại bất chấp hiểm nguy là những người “tử vì đạo”. Tính mạng mất đi chỉ là tính mạng của một người nhưn ghiệu qu… Read More
QUYỀN LỢI CỦA QUỐC DÂNNếu đứng ở góc độ chủ nhân để bàn thì quốc dân một nước cũng chính là chính phủ của nước đó. Vì sao vậy? Đương nhiên toàn thể quốc dân không thể tất cả đều làm chính trị. Chúng ta thỏa thuận với nhau lập ra chính phủ, chúng t… Read More