Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Chính phủ dựa trên sự tin cậy, ủy thác của dân, thực hiện đúng lời hứa trước dân, không được phân biệt đối xử với dân, phải mang lại quyền lợi tối đa cho nhân dân. Tức là pháp luật phải nghiêm minh, không dược phép hưởng lợi bất chính dù cái lợi đó có nhỏ nhặt đến mấy. Giả dụ, có một toán cướp đột nhập vào nhà dân. Lúc đó chính phủ biết, nhưng làm ngơ không có bất cứ biện pháp gì để trấn áp, thì có thể nói rằng chính phủ đó cũng là lũ cướp và chẳng khác gì đồng đảng của lũ cướp. Chính phủ có trách nhiệm của chính phủ thì ở mỗi người dân cũng có trách nhiệm của mình.
Giả dụ, một quan chức chính phủ mắc sai sót trong quá trình thực thi công vụ, làm tổn thất ba vạn yên. Ngay cả tiền để đền bù tổn thất cho chính phủ, bản thân người đó cũng không có. Đương nhiên quốc dân chúng ta là nơi xuất ra khoản tiền bồi thường thiệt hại đó.
Nếu đem chia số tiền tổn thất là ba vạn yên cho ba mươi triệu người - là tổng số dân Nhật Bản chúng ta hiện nay - thì đổ đồng mỗi đầu người phải chịu là mười mon(1). Một quan chức chính phủ  mười lần gây tổn thất như vậy thì số tiền mỗi quốc dân phải gánh chịu là một trăm mon. Số tiền này đối với nông dân ở vùng quê tương đương với một bữa ăn tối ngon lành cho cả nhà gồm ông bà đến con cháu. Vậy mà sự lỗi lầm của một quan chức như nói trên vô hình trung đã cướp đi niềm vui của những người dân lương thiện, những người nông dân làm việc cật lực cả ngày ngoài đồng. Thật hết chỗ nói.
-----------------------------------------------------
(1) Đơn vị tiền tệ thời Minh Trị, bằng 1/1000 yên, nay không còn sử dụng nữa.
Thế là quốc dân chúng ta liền nghĩ việc gì phải chi tiền cho những việc ngu xuẩn như vậy. Nhưng cũng chẳng có cách nào khác vì chúng ta là gia chủ của chính phủ, là chủ nhân của đất nước. Vả lại, ngay từ đầu chúng ta đã thỏa thuận và giao phó công việc chính trị, tài chính của Nhật Bản cho chính phủ rồi, nên cũng không thể mỗi khi xảy ra những chuyện chẳn hay ho của các quan chức là chúng ta lại quá bân tâm luận bàn, bực bội. Điều quan trọng hơn là thường nhật chúng ta phải hợp tác hết lòng với chính phủ. Trên cơ sở đó, ta xem xét mọi việc làm của chính phủ, nếu thấy các quan chức hành động sai trái, chúng ta phải dám nói, phải tố cáo một cách trung thực với chính phủ, chứ đừng im lặng để mọi việc xảy ra rồi mới kêu ca.

Nhân dân chúng ta là chủ nhân của quốc gia, nên không thể chỉ vì phải trả khoản chi phí nói trên mà chúng ta bực bội khó chịu. Lương của các quan chức chính phủ, ngân sách quốc phòng, lương của công chức các cấp từ trung ương tới địa phương… đó là những khoản tiền khổng lồ nếu gộp lại, nhưng nếu chia đều ra cho từng người thì chúng ta mỗi người sẽ chỉ phải gánh chịu một hoặc hai yên thôi. Chỉ cần trả số tiền như vậy trong suốt cả năm, đổi lại là nhận được sự bảo vệ của chính phủ, được yên ổn làm ăn, tự do sinh sống thì cũng đáng “đồng tiền bát gạo” chứ sao?
Dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta - mỗi quốc dân Nhật Bản - phải thực hiện tốt việc đóng tiền thuế cho chính phủ.

Bài viết liên quan:

  • QUYỀN LỢI CỦA QUỐC DÂNNếu đứng ở góc độ chủ nhân để bàn thì quốc dân một nước cũng chính là chính phủ của nước đó. Vì sao vậy? Đương nhiên toàn thể quốc dân không thể tất cả đều làm chính trị. Chúng ta thỏa thuận với nhau lập ra chính phủ, chúng t… Read More
  • NGHĨA VỤ CỦA QUỐC DÂNTrong Phần Sáu, tôi đã bàn về “Sự quý giá của luật pháp” và đề cập tới “Hai vai trò của quốc dân”. Để bổ sung thêm cho Phần Sáu, trong Phần Bảy này, tôi muốn giải thích kỹ hơn về nhiệm vụ, vai trò đó. Có thể nói ở mỗi quốc d… Read More
  • NHƯ THẾ NÀO LÀ TỬ VÌ ĐẠOỞ phương Tây, người ta gọi những người ưu tư trăn trở trong xã hội, cọi nhẹ bản thân, sẵn sàng hy sinh cho nhân loại bất chấp hiểm nguy là những người “tử vì đạo”. Tính mạng mất đi chỉ là tính mạng của một người nhưn ghiệu qu… Read More
  • PHẢI ĐÓNG THUẾ Chính phủ dựa trên sự tin cậy, ủy thác của dân, thực hiện đúng lời hứa trước dân, không được phân biệt đối xử với dân, phải mang lại quyền lợi tối đa cho nhân dân. Tức là pháp luật phải nghiêm minh, không dược phép hưởng lợi… Read More
  • ĐÁNH MẤT KHÍ TIẾT, LÀM HẠI ĐẾN CON CÁI, CHÁU CHẮTNhân dân lẫn chính phủ, nếu cả hai phía đều làm tròn bổn phận, trách nhiệm của chính mình thì chẳng cần phải nói gì thêm cả. Nhưng cũng có những lúc chính phủ đi chệch hướng, thi hành lối chính trị chuyên chế bạo tàn, chạy th… Read More