Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Không biết đã bao nhiêu lần tôi được nghe những câu chuyện đại loại như một người hầu nọ chủ sai cầm tiền đi mua rượu. Giữa đường người hầu chẳng may đánh mất đồng tiền, phần lo sợ, phần bối rối vì không làm đúng lời chủ dặn, nên treo cổ tự tử trên một cành cây dọc đường.
Giờ đây, nếu thương cảm với tâm trạng khi tự vẫn của người hầu trung nghĩa đó, cũng như tìm hiểu kỹ hoàn cảnh lúc bấy giờ thì quả thật trong chúng ta sẽ dấy lên lòng xót thương tôi nghiệp. Ra đi mãi mãi không quay về, lấy cái chết để chuộc lỗi với chủ, chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến người đời phải xót xa, rơi lệ.
Lẽ ra, người hầu đáng được lưu danh trong dân chúng vì lòng trung thành của anh ta, cũng như lòng trung thành của các nghĩa sĩ trung thần. Vậy thì vì sao người ta không những không ngợi khen lòng trung thành của người hầu nọ, mà ngược lại còn tỏ ra khinh miệt hành động của anh ta? Người ta nói thế này: “Cái chết của người hầu chẳng qua chỉ vì một đồng bạc, sự thể có ghê gớm đến mức phải bỏ mạng như vậy đâu”. Nhưng dù suy luận như thế  thì ngay việc đem câu chuyện đặt lên bàn cân để cân nhắc nặng nhẹ cũng là điều không nên. Không chỉ vì số tiền bị mất lớn hay nhỏ và số người chết nhiều hay ít.
Ý nghĩa của cái chết chỉ được đánh giá nặng nhẹ tùy thuộc vào điều đó có lợi gì cho sự tiến bộ của nền văn minh xã hội. Bỏ mình trên chiến trường cho lãnh chúa sau khi đã tiêu diệt hàng vạn quân địch của các nghĩa sĩ, hay tự tử chỉ vì làm mất một cắc bạc của người hầu, suy cho cùng thì cả hai cách chết này giống nhau ở chỗ đều không mang lại ích lợi cho xã hội. Và cũng không thể coi trọng cái chết nào cả. Có thể nói rằng cả nghĩa sĩ lẫn người hầu đều dâng hiến tính mạng một cách uổng phí. Những cái chết như vậy, không thể gọi là “tử vì đạo” được.
Theo như tôi biết ở Nhật Bản, cũng có một người suốt đời chủ trương cho quyền lợi của nhân dân, kiên trì kháng nghị với chính quyền bằng đạo lý. Ông ấy đã hy sinh thân mình cho đạo lý, ông đã “tử vì đạo” không một chút hổ thẹn với đời. Ông ấy sống ở vùng Chiba, tên là Sagura Shyugirou, ông khảng khái tâu trình với Tướng quân về sự tàn bạo của lãnh chúa cai trị lãnh địa nơi ông sinh sống. Toàn bộ gia tộc của ông bị xử chém, nhưng dân chúng trong lãnh địa được ông cứu thoát khỏi cảnh cùng khổ. Tiếc tahy, những gì biết về ông chỉ được người đời lưu lại trong truyền thuyết ghi ở các cuốn Kusazoushi dân gian, mà chưa tìm thấy một liệu chính thức nào trong chính sử. Đến một lúc nào đó tìm ra được các tài liệu chính thức, tôi muốn ghi nhận công đức của ông và coi cuộc đời ông là quy phạm, chuẩn mực trong xã hội.
Tháng Ba năm Minh Trị thứ bảy
(tức năm 1874)

Bài viết liên quan:

  • QUYỀN LỢI CỦA QUỐC DÂNNếu đứng ở góc độ chủ nhân để bàn thì quốc dân một nước cũng chính là chính phủ của nước đó. Vì sao vậy? Đương nhiên toàn thể quốc dân không thể tất cả đều làm chính trị. Chúng ta thỏa thuận với nhau lập ra chính phủ, chúng t… Read More
  • NHƯ THẾ NÀO LÀ TỬ VÌ ĐẠOỞ phương Tây, người ta gọi những người ưu tư trăn trở trong xã hội, cọi nhẹ bản thân, sẵn sàng hy sinh cho nhân loại bất chấp hiểm nguy là những người “tử vì đạo”. Tính mạng mất đi chỉ là tính mạng của một người nhưn ghiệu qu… Read More
  • NGHĨA VỤ CỦA QUỐC DÂNTrong Phần Sáu, tôi đã bàn về “Sự quý giá của luật pháp” và đề cập tới “Hai vai trò của quốc dân”. Để bổ sung thêm cho Phần Sáu, trong Phần Bảy này, tôi muốn giải thích kỹ hơn về nhiệm vụ, vai trò đó. Có thể nói ở mỗi quốc d… Read More
  • ĐÁNH MẤT KHÍ TIẾT, LÀM HẠI ĐẾN CON CÁI, CHÁU CHẮTNhân dân lẫn chính phủ, nếu cả hai phía đều làm tròn bổn phận, trách nhiệm của chính mình thì chẳng cần phải nói gì thêm cả. Nhưng cũng có những lúc chính phủ đi chệch hướng, thi hành lối chính trị chuyên chế bạo tàn, chạy th… Read More
  • PHẢI ĐÓNG THUẾ Chính phủ dựa trên sự tin cậy, ủy thác của dân, thực hiện đúng lời hứa trước dân, không được phân biệt đối xử với dân, phải mang lại quyền lợi tối đa cho nhân dân. Tức là pháp luật phải nghiêm minh, không dược phép hưởng lợi… Read More