Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Ở phương Tây, người ta gọi những người ưu tư trăn trở trong xã hội, cọi nhẹ bản thân, sẵn sàng hy sinh cho nhân loại bất chấp hiểm nguy là những người “tử vì đạo”. Tính mạng mất đi chỉ là tính mạng của một người nhưn ghiệu quả mang lại hơn hẳn bất kỳ một cuộc nội chiến nào làm chết đi hàng triệu sinh linh, tiêu tốn hàng triệu tiền bạc.
Từ xa xưa, ở Nhật Bản có biết bao người chết trận, biết bao kẻ tự mổ bụng tự vẫn. Những người này đều được xã hội đánh giá cao, nào là trung thần nghĩa sĩ, nào là đáng mặt anh hùng. Thế nhưng các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ lại dám xả thân như vậy? Có thể nói phần lớn họ đều bị cuốn vào các cuộc nội chiến giữa hai thế lực tranh giành quyền lực chính trị trong xã hội. Ví như, cuộc chiến tranh Nam Bắc Nhật Bản(1) chẳng hạn. Hoặc họ chết trong các trận đánh để bá thù cho lãnh chúa. Nhưng cái chết của họ gây nên sự xúc động trong xã hội. Quả thật, họ chết thật khảng khái, thật đẹp đẽ. Nhưng nghĩ kỹ mà xem,  nhưng cái chết đó thực ra có đem lại lợi ích chân chính gì cho xã hội không? Trong khi bản thân họ, một chữ bẽ đôi cũng không biết, năng lực nhìn nhận sự việc không có, lại luôn bị nhồi vào đầu nào là phải trung thành với chúa, nào là không giữ trọn chữ trung thì thà chết còn hơn… Cho dù dư luận xã hội có chấp nhận và tha thứ đi nữa thì giờ đây đứng trên tinh thần của công cuộc khai hóa văn minh để nhìn nhận, chỉ có thể khẳng định rằng họ hoàn toàn không hiểu thế nào là sự hy sinh chân chính, không hiểu ý nghĩa đích thực của việc chết vinh còn hơn sống nhục.
--------------------------
(1) Chiến tranh Nam Bắc triều: cuộc nội chiến tại Nhật Bản, dai dẳng suốt 60 năm từ năm 1336 đến năm 1395 giữa hai thế lực Thiên Hoàng (Nam triều) và Mạc phủ (Bắc triều).
--------------------------
Xưa nay, nói tới văn minh là nói tới trí dục và đức dục, tức là khả năng nâng cao tri thức và đạo đức con người. Mỗi người đều mang nhân cách riêng của từng cá thể độc lập, hòa mình vào xã hội, không xâm phạm đến người khác và cũng không bị người khác làm hại. Mọi người đều tự xác lập quyền lợi riêng của mình, trên cơ sở đó đem lại sự ổn định và phồn thịnh cho toàn xã hội.
Phải chăng cuộc nội chiến Nam Bắc, những cái chết của các Võ sĩ Vô chủ là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của văn minh, là đạt được mục tiêu ”đưa đường chỉ lối cho xã hội đến với văn minh”? Có đúng là cứ thắng trong cuộc nội chiến đó, cứ chém giết thật nhiều những kẽ đối địch, không làm bẽ mặt lãnh chúa là sẽ mang lại văn minh cho xã hội, công thương nghiệp sẽ phát triển, một xã hội phồn vinh sẽ đến?