Ví dụ, nếu người làm cha, làm mẹ biết con mình hay chơi bời lêu lổng, tiêu pha bừa bãi, không chịu nghe theo chỉ dẫn, bảo ban mà vẫn tiếp tục chu cấp tiến bạc chi tiêu theo ý nó là thí dụ về bảo hộ mà không dạy dỗ. Ngược lại, con cái cố gắng, chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe theo sự bảo ban của cha mẹ, nhưng lại không được đảm bảo cái ăn, cái mặc, không cho học hành là thí dụ chỉ có dạy dỗ mà không bảo hộ.
Ví dụ trước là bảo hộ quá đáng, ví dụ sau là cha mẹ không có lòng từ bi. Cả hai trường hợp buộc tôi phải nghi hoặc thái độ của người làm cha làm mẹ.
Người xưa có câu “Làm ơn mắc oán”, ý muốn nói đến trường hợp người ta tìm mọi cách để khuyên nhủ, can ngăn bạn bè không nên làm một việc gì đó, nhưng không được bạn bè nghe theo lại còn bị oán ghét. Đối với loại người ấy, đừng lo lắng cho họ nhiều quá, nên chừng mực vừa phải thôi. Người không theo sự chỉ dẫn thì có bảo hộ cũng hỏng.
Lại có những ông già lẩm cẩm mang gia phả từ mấy chục đời đến chỗ cháu chắt chút chít hoạnh họe. Lại có ông chú họ xa, gọi con ruột của người đã khuất tới, chỉ thị việc này, việc khác và mắng cháu chắc bạc tình bạc nghĩa. Rồi lại còn chuyện khốn nạn nữa là lập di chúc giả hòng chiếm đoạt tài sản của đứa cháu còn thơ dại mà đã mồ côi bố mẹ.
Tất cả những ví dụ trên là những minh chứng cho thấy trong quan hệ giữa con người với con người luôn xảy ra sự không cân bằng giữa hai vế của từ chăm sóc. Hoặc không bảo hộ mà chỉ có bảo ban, chỉ dẫn quá đà. Hoặc không bảo ban, chỉ dẫn mà chỉ bảo hộ quá mức.
Ngoài ra, trong xã hội còn có hoạt động được gọi là Cứu tế Người nghèo. Không phân biệt người thiện hay kẻ ác, không tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới nghèo khổ mà chỉ biết cho tiền cho bạc. Giúp đỡ những người không chốn nương thân là lẽ đương nhiên, nhưng có những kẻ được cấp cho năm đấu thóc là lập tức bán đi ba đấu lấy tiền mua rượu uống. Đó là việc rõ nhất về việc chỉ bảo hộ quá mức mà không chỉ dẫn, dạy dỗ. Ngay tại Anh quốc, người ta cũng gặp phải những chuyện nan giải như thế. Chỉ có bảo hộ không ắt sẽ bị lợi dụng.
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016
Bài viết liên quan:
CÁCH TÍNH TOÁN “CÁI ĐƯỢC, CÁI MẤT” TRONG CUỘC ĐỜINhìn chung, cuộc đời con người cũng vậy. Cuộc sống của con người thường bắt đầu từ khi chín, mười tuổi - tuổi đã cảm nhận được sự yêu, ghét. Dưới đây là cách chỉnh lý những điểm mà từ trước tới nay tự mình cho là chưa được. … Read More
CHĂM SÓC “CÓ HAI VẾ”Từ “chăm sóc” có hai vế. Vế thứ nhất là Bảo hộ. Và vế thứ hai là bảo ban. Bảo hộ là sự giúp đỡ và che chở. Bảo ban là việc chỉ dẫn cho biết nên làm điều gì thì có lợi, nên tránh điều gì có hại. Có đủ cả hai vế này mới thực sự… Read More
CON NGƯỜI LUÔN GẶP NHỮNG THẤT BẠI KHÔNG NGỜ TỚITrong cuộc sống, con người làm nhiều việc dại dột, ngu ngốc hơn so với suy nghĩ trong đầu, làm nhiều điều xấu hơn so với cảm xúc trong lòng và kết quả đạt được thường cũng không như dự tính ban đầu. Dù có xấu đến đâu, cũng kh… Read More
KHÔNG THỂ BẢO HỘ NẾU THIẾU CHỈ DẪNVí dụ, nếu người làm cha, làm mẹ biết con mình hay chơi bời lêu lổng, tiêu pha bừa bãi, không chịu nghe theo chỉ dẫn, bảo ban mà vẫn tiếp tục chu cấp tiến bạc chi tiêu theo ý nó là thí dụ về bảo hộ mà không dạy dỗ. Ngược lại,… Read More
ĐÂY LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG LÀM ĂNCuộc đời con người không mấy khi suôn sẻ. Những việc không ngờ tới thường xảy đến. Công việc ít khi theo đúng kế hoạch đã định. Để tránh điều này phải suy nghĩ tới một phương pháp mà người ta không mấy khi để ý. Đó là trong c… Read More