Thứ hai, đặc tính của con người ta là luôn có khuynh hướng tập hợp lại thành nhóm, thành hội và thường né tránh các “bước tiến” với những nỗ lực đơn độc, lẻ loi. Con người ta cảm thấy nếu chỉ có các mối liên hệ hẹp giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái thôi thì không đủ. Ngược lại, càng mở rộng được mối quan hệ với người ngoài thì con người lại càng cảm thấy tự tin, chắc chắc và yên ổn. Các mối liên kết với người ngoài đã tạo ra quan hệ giao tiếp giữa con người với con người và đó cũng là lý do để hình thành xã hội nữa.
Một khi còn sống trên đời, còn giao tiếp với mọi người thì bản thân mỗi con người vẫn còn là một thành viên trong xã hội. Cho nên, lẽ đương nhiên là phải có nghĩa vụ với xã hội. Ngay cả học vấn, kỹ thuật, chính trị, luật pháp… không có cái nào là không cần thiết để cho con người sống trong xã hội, tất cả những thứ này sinh ra là vì xã hội con người.
Luật pháp mà chính phủ thực thi là để bảo vệ quyền cơ bản của con người, để mối quan hệ giữa con người với con người diễn ra trôi chảy. Các học giả viết sách, giáo dục con người cũng để xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu, nâng cao tri thức, đưa những cái mới vào cuộc sống, nhằm làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Người Trung Hoa xưa có câu: “Cai trị thiên hạ cũng giống như việc biết chia đều, chia công bằng miếng thịt cho mọi người ở chốn hội hè vậy”. Họ còn có câu: “Hãy dọn sạch cỏ ở vườn thiên hạ trước rồi mới dọn cỏ trong sân nhà mình”. Cả hai câu nói đều thể hiện ý chí mong muốn làm cái gì đấy có ích cho xã hội trước khi nghĩ tới mình.
Con người ta, bất kỳ là ai, hễ có chút ít “sở trường” là đều muốn đem ra giúp ích cho đời. Đó âu cũng là lẽ thường. Nhiều khi tưởng chừng như con người không có ý thức vì xã hội, nhưng rồi không biết bằng cách nào mà con cháu họ vẫn nhận được ơn huệ. Đó là vì trong con người có thiện tâm nên các nghĩa vụ trong xã hội cũng đều được thực hiện.
Nếu trong từ xa xưa mà không có những con người như vậy thì chúng ta ngày nay đâu có được hưởng thành quả của văn minh đang tràn đầy khắp nơi trên thế gian.
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016
Bài viết liên quan:
ĐƯỢC THỪA HƯỞNG “DI SẢN VĨ ĐẠI” MÀ KHÔNG BIẾT TẠ ƠN AI.Tài sản nhận từ tổ tiên được gọi là di sản. Thế nhưng, cái di sản chúng ta nhận được đó cũng chỉ dừng ở đất đai, gia sản, mà không khéo thì chỉ vung tay một vài đời là tiêu tán sạch, sẽ chẳng còn lại chút dấu vết gì. Di sản … Read More
CÓ NHỮNG NGƯỜI CẢM THẤY THỎA MÃN CHẲNG KHÁC GÌ LOÀI SÂU KIẾNNếu khảo sát cụ thể các hoạt động ở mỗi con người thì sự hoạt động đó có thể chia thành hai loại như sau: Thứ nhất là hoạt động với tư cách của một cá nhân độc lập. Thứ hai là hoạt động với tư cách của một thành viên trong … Read More
ĐỪNG ĐỂ MAI MỘT TÀI NĂNGNhư tôi đã nói ở trên, từ xưa có biết bao nhân tài lao tâm khổ tứ đem hết sức mình cho sự phát triển của xã hội. Trong tâm khảm của họ, tiền bạc, công danh không phải là mục đích, là lẽ sống duy nhất. Họ coi trọng nghĩa vụ củ… Read More
HỌC TẬP, LÀM VIỆC VÌ XÃ HỘIThứ hai, đặc tính của con người ta là luôn có khuynh hướng tập hợp lại thành nhóm, thành hội và thường né tránh các “bước tiến” với những nỗ lực đơn độc, lẻ loi. Con người ta cảm thấy nếu chỉ có các mối liên hệ hẹp giữa vợ và… Read More