Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Hiện nay, mối lo lớn nhất ở nước ta là dân trí còn quá thấp.
Kiến thức, hành động của con người, không phải cứ huyên thuyên lý luận viễn vông, khó hiểu mới là cao. Xem ra cái lý của chữ “ngộ” trong đạo Phật có vẻ thâm thúy làm sao. Nhưng hành vi thường nhật của các nhà tư hành lại thường xa rời hiện thực, không giúp ích thực tế. Tôi không cho rằng họ là những con người có tri kiến.
Kiến thức, hành động của con người, không nhất thiết cứ phải có tri thức phong phú, nghe nhiều biết rộng sẽ được coi là uyên bác. Trên đời này có không ít người, dù đã đọc cả chục nghìn cuốn sách, giao tiếp với đủ hạng người mà vẫn không có kiến thức riêng cho bản thân. Điển hình nhất là các nhà Nho học cổ hủ, thủ cựu. Ngay cả các nhà Tây học cũng không vượt qua được khiếm khuyết này.
Các học giả hiện nay, quyết chí theo Tây học, ngày đâm vùi đầu vào nghiên cứu nào là kinh tế học, đạo đức học, nào là triết học, khoa học… Học có vẻ giống như các đấng cứu nhân độ thế có gan nằm gai nếm mật.
Nhưng thử nhìn vào cuộc sống cá nhân của họ xem sao. Tiếng là nhà nghiên cứu và giảng dạy môn kinh tế học, nhưng lại không tính được “niêu cơm” gia đình. Tiếng là nhà nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức, nhưng lại không giữ nổi phẩm hạnh của bản thân. Mâu thuẫn giữa lý luận và cuộc sống thực tế ở họ giống nhau như hai người khác nhau trong một con người vậy. Tôi không thể nào coi họ là những người có kiến thức.
Việc đọc sách, việc nghiên cứu, việc giảng dạy vốn không mâu thuẫn với thực tế cuộc sống. Nhưng các các học giả đó đã không làm trọn vẹn cả hai mặt, giữa suy nghĩ - phân biệt được sự vật tốt xấu - và hành động - thực hiện suy nghĩ ấy cho nên mới dẫn tới kết cục như trên. Người xưa nói “Lương y bất dưỡng sinh”, “Đọc Luận Ngữ mà không biết luận ngữ” cũng nghĩa là vậy.
Nói tóm lại, điều tôi muốn nói là kiến trúc, phẩm hạnh của con người không thể trở nên thanh cao nếu chỉ có nói toàn lý luận cao xa, hoặc chỉ có nghe nhiều, biết rộng, mà không hành động gì cả.