Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Gần đây, tôi nghe nói trong số bạn bè cũ vùng Nakatsu quê tôi, có nhiều người bỏ dở việc học hành, vội vàng tìm kế sinh nhai. Lẽ dĩ nhiên, tôi không coi nhẹ việc mưu sinh. Con người ta, có người tài có người không. Vì vậy, việc sớm quyết định tương lai của cuộc đời tùy vào cảnh ngộ cũng là lẽ bình thường. Nhưng nếu hiện tượng này biến thành phong trào trong xã hội - tất cả mọi người, ai ai cũng chỉ nghĩ kế sinh nhai, cứ đua nhau bỏ ngang việc học hành như thế - thì tôi sợ rằng sẽ làm thui chột tài năng không chỉ thế hệ hiện nay mà còn làm hỏng cả thế hệ mai sau nữa. Điều này vừa làm thiệt thòi cho các em, vừa làm tổn thất cho xã hội.
Vẫn biết rằng cuộc sống còn cơ cực, nhưng nếu bình tâm suy nghĩ cho kỹ về kinh tế, thì cái được, sau nhũng nỗ lực và cần kiệm, do biết chờ thời để đạt được thành quả lớn sau này - chẳng phải là nhiều hơn so với việc kiếm được một chút ít tiền bạc trước mắt và sự ổn định nhỏ bé hay sao.
Cho dù còn phải mặc áo vá, phải ăn gạo hẩm cơm độn, phải chịu nóng, chịu rét cũng vẫn học được.
Thức ăn của con người, không cứ gì phải món  u mới là ngon. Dù húp canh rong biển(1), dù ăn kê, ăn mạch vẫn học được văn minh Tây  u chứ sao.
------------
1. Misoshiru: loại canh người Nhật thường ăn, gồm mắm tương, một chút rong biển nấu với nước sôi.
------------
Đã quyết chí học hành thì phải học cho đến nơi đến chốn.
Còn nếu theo nghề nông thì phải quyết trở thành hào phú.
Nếu làm thương nghiệp thì phải quyết trở thành đại thương gia.
Sinh viên không được mãn nguyện vì sự ổn định cỏn con.
Tháng Sáu năm Minh Trị thứ bảy
(tức năm 1874)