Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Tài sản nhận từ tổ tiên được gọi là di sản. Thế nhưng, cái di sản chúng ta nhận được đó cũng chỉ dừng ở đất đai, gia sản, mà không khéo thì chỉ vung tay một vài đời là tiêu tán sạch, sẽ chẳng còn lại chút dấu vết gì.
Di sản của nền văn minh thì hoàn toàn ngược lại.
Cứ tạm coi toàn bộ tổ tiên của chúng ta là một người cụ thể thì di sản đã được người đó để lại cho hết thảy mọi người. Di sản này vô cùng to lớn, đến mức nhà cửa, đất đai, gia tài cũng không thể so sánh được. Trước ơn huệ đó, chúng ta dù có muốn cũng không sao tìm thấy ai ở đâu để mà cảm tạ. Nó cũng giống như việc con người đã không phải trả một đồng bạc nào để có được ánh sáng và không khí,những thứ không thể thiếu cho sự sống của chúng ta. Di sản này rất cao quý và không phải từ một con người cụ thể nào để lại cho chúng ta. Chúng ta chỉ có thể nói rằng đó là ơn huệ, do công đức người xưa để lại.
Phải vất vả lắm nhân loại mới có được lịch sử của mình. Ở thuở còn chập chững của lịch sử nhân loại - là thời kỳ mà trí tuệ của con người chưa phát triển đầy đủ - trí tuệ của con người chỉ giống như đứa trẻ sơ sinh mới chào đời, chưa được thừa nhận.
Tôi lấy ví dụ việc giã lúa mạch thành bột để minh họa.
Thuở sơ khai, loài người chỉ biết lấy cục đá có sẵn trong thiên nhiên giã nát hạt lúa mạch. Thế rồi, trãi qua biết bao khó nhọc, công phu, người ta đã biết đục đẽo đá thành phiến, rồi tạo thành hai khối tròn, phẳng, làm ra cái cối xay bột. Lúc ban đầu, con người dùng sức mình để quay cối xay. Theo thời gian hình dáng cái cối xay cũng được cải tiến. Có người còn biết lợi dụng sức nước, sức gió thay cho sức người để xay bột. Ngoài ra có người còn dùng cả máy móc chạy bằng hơi nước nữa. Cứ như vậy, việc xay bột trở nên dễ dàng, tiện lợi như ngày nay.
Mọi sự vật càng ngày càng tiến bộ. Đà phát triển của kỹ thuật diễn ra từng ngày. Mới hôm qua, có cái còn được xem như là phát minh rất tiện lợi thì hôm nay đã trở thành lạc hậu, lỗi thời. Những tiến bộ của nền văn minh phương Tây nhanh tới chóng mặt. Kỹ thuật điện tín, máy hơi nước, kỹ thuật ấn loát...theo nhau ra đời, ngày càng được cải tiến và hoàn thiện.
Mà không chỉ riêng lĩnh vực kỹ thuật với những cỗ máy tân kỳ, tri thức của con người càng sâu thì mối giao tiếp giữa họ lại càng rộng. Sự giao tiếp  càng rộng thì lòng người cũng cởi mở hơn, bao dung hơn và độ lượng hơn.
Và trên thế giới, nếu công pháp quốc tế được phổ cập rộng rãi và có hiệu lực thì các mưu mô gieo rắc chiến tranh cũng sẽ tự biến mất. Những tranh luận trong lĩnh vực học thuật càng sâu rộng thì thể chế chính trị và kinh tế cũng sẽ thay đổi. Chế độ giáo dục và nhà trường, việc in ấn và phát hành, hình thức của sách, báo, tạp chí, phương châm của chính phủ, quyết sah1 tại nghị viện… tất cả đều được cải cách, trình độ tiêu chuẩn được nâng cao. Những tiến bộ đó không thể kể hết ra đây.
Để kiểm nghiệm, các bạn hãy cùng tôi giở thử cuốn Lịch sự phát triển của phương Tây ra xem. Nào hãy đọc thử giai đoạn từ khi bắt đầu của nhân loại đến thế kỷ XVII. Sau đó chúng ta hãy bỏ qua hai trăm năm kế tiếp, lật ngay tới những trang viết về thế kỷ XIX. Tôi đố rằng không một ai trong chúng ta mà không cảm thấy kinh ngạc trước sự phát triển chóng mặt của tiến bộ và văn minh. Tôi cũng tin chắc là không ít người phải thốt lên một cách ngỡ ngàng “tiến bộ của nền văn  minh là thực hay mơ”.
Vậy nguyên nhân của các tiến bộ đó là gì? Đó chính là di sản của biết bao thế hệ đi trước. Đó chính là ơn huệ của những người đã khuất để lại cho chúng ta.
Nến văn minh của Nhật Bản, vốn dĩ có nguồn gốc từ Triều Tiên, Trung Hoa. Nền văn minh của chúng ta là thành quả, là sự đúc kết của tổ tiên và truyền lại tới tận bây giờ. Nhất là ngành “Tây học”, đã được du nhập từ nước ta từ những năm 1751-1764. Các bạn hãy giở cuốn Nhập môn Hà Lan học ra xem sẽ rõ.
NHữn năm qua, từ khi Nhật Bản mở cửa giao thương với quốc tế thì học vấn, tư tưởng phương Tây dần dần được mọi người biết đến và những người theo học ngành “Tây học”, những dịch giả sách phương Tây, ngày một tăng.
Nhờ thế, cách suy nghĩ trong xã hội cũng có nhiều chuyển biến, chính phủ cũng đã thay đổi, chế độ phong kiến chuyên chế Mạc phủ bị xóa bỏ và thời thế trở nên như hiện nay.
Công cuộc khai hóa văn minh bắt đầu mở ra trên đất nước ta cũng nhờ vào di sản, công đức do các bậc tổ tiên để lại.