Nếu theo luận cứ như trên thì đẳng cấp địa vị không có ý nghĩa gì.
Tuy vậy, để cẩn thận hơn, tôi muốn nói thêm một ý thế này, nói tới đẳng cấp địa vị là nói về chức danh trống rỗng bề ngoài. Mà đã là chức danh trống rỗng thì bất kể trên hay dưới, nó là thứ hoàn toàn vô dụng. Nhưng mặt khác, chức danh cũng còn bao gồm chức năng thực tế. Chức năng thực tế là điều quan trọng nhất. Nếu làm tròn chức năng thực tế thì dù có đẳng cấp địa vị cũng còn có thể chấp thuận dung thứ được.
Tức là chính phủ là người coi giữ ngân khố của một nước. Chức năng của chính phủ là cai trị nhân dân. Nhân dân là người đầu tư của một nước. Chức năng của nhân dân là chi trả mọi khoản quốc phí. Chức năng của chính trị gia là quyết định chính trị, luật pháp. Chức năng của quân nhân là chiến đấu theo mệnh lệnh của quốc gia. Cũng như vậy, các học giả, thị dân đều có chức năng được quy định.
Tuy vậy, cũng có người nhanh nhảu đoảng, cho rằng làm gì có địa vị đẳng cấp, đứng trên lập trường cho rằng dân chúng chỉ chuyên vi phạm luật lệ. Có quan chức chỉ thích thọc tay vào sản nghiệp của tư nhân, họ gây ra những chuyện động trời huống chi quân đội lại tùy tiện can thiệp vào chính trị, gây ra chiến tranh, chính điều này làm đất nước rơi vào cảnh nội loạn. Đó không phải là phát huy ý nghĩa của tự chủ, tự do mà chỉ có thể gọi là bạo động vô chính phủ, vô pháp luật.
Nói tóm lại, về chữ “chức danh” và “chức năng”, trông thì có vẻ giống nhau, nhưng nghĩa thì hoàn toàn khác nhau, nên cần thiết phải phân biệt cho rõ rệt.
Các bạn không được phép lầm lẫn ý nghĩa mang tính bản chất mà từng chữ thể hiện.
Tháng Bảy năm Minh Trị thứ bảy
(tức năm 1874)
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016
Bài viết liên quan:
KHÔNG THỂ TRÔNG CẬY VÀO THIỂU SỐ “NGHĨA SĨ”Tuy vậy, có người sẽ nói: “Sao lại cứ toàn đưa ra các ví dụ chẳng hay ho gì về lũ người dối trá như thế. Người Nhật Bản có phải ai cũng xấu cả đâu.” Nước ta vốn là một đất nước trọng nghĩa. Từ bao đời nay, chẳng phải là có rấ… Read More
TẠI SAO LŨ CHÍ SĨ RỞM LẠI CỨ HOÀNH HÀNH MÃI VẬY?Trào lưu quyền lợi phụ thuộc vào đẳng cấp địa vị, hành xử công việc theo lợi ích riêng, đang lan rộng. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mưu mô, dối trá, lừa đảo đầy rẫy trong xã hội hiện nay. Tôi gọi những kẻ hùa the… Read More
VÌ SAO CỨ MUỐN QUAN HỆ NGOÀI XÃ HỘI PHẢI NHƯ QUAN HỆ CHA CON TRONG GIA ĐÌNH?Tôi lấy việc nuôi dạy một đứa con khoảng chín, mười tuổi làm ví dụ. Khi nuôi con, cha mẹ thường không để ý xem chúng cần cái gì và suy nghĩ ra sao. Cho ăn, cho mặc thế nào hoàn toàn dựa theo cảm tính. Miễn là con cái ngoan n… Read More
“BIỂN THỦ, TƯ TÚI”, TRÁCH NHIỆM CỦA AI?Khuynh hướng dựa vào đẳng cấp, địa vị để ra lệnh mà không cần biết dân chúng nghĩ gì không chỉ riêng một mình chính phủ. Hiện tượng này còn thấy cả ở trong các cửa hiệu, trường tư thục, đền chùa. Nơi nào cũng có. Tôi đưa ra … Read More
QUAN ĐIỂM THƯỜNG THẤY Ở NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NGƯỜITrong Phần Tám, tôi đã đưa nhiều dẫn chứng về những tác hại nảy sinh trong quan hệ vợ chồng, trong quan hệ cha con, mà nguyên nhân chính là do đẳng cấp, địa vị của con người. Điều tôi lo ngại nhất là những tác hại khác do nó … Read More