Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Phải học cách nói năng. Đương nhiên không được xem nhẹ các bài viết, các tác phẩm, vì chữ viết vốn có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải suy nghĩ của mình cho độc giả. Nhưng để thông báo trực tiếp những suy nghĩ của mình cho mọi người xung quanh thì không có gì hơn là nói chuyện. Vì thế, cần học nói cho trôi chảy, lưu loát, sinh động. Gần đây nhiều cuộc diễn thuyết đã được tổ chức. Ngoài cái lợi là được nghe những vấn đề diễn giả đề cập, còn có cái lợi nữa là cả người nghe lẫn người diễn thuyết đều cùng học được cách diễn đạt, cách nói chuyện.
Vô phúc phải nghe bài nói của những diễn giả ngôn ngữ nghèo nàn, diễn đạt khô khan thì thật là buồn chán. Ngay thầy giáo đứng trên bục giảng, cách diễn đạt cũng rất quan trọng. Ví dụ, để giải thích về một loại khoáng chất như “thạch anh” chẳng hạn, nếu chỉ hướng xuống học trò với nét mặt nghiêm nghị và nói một câu khô khốc: “đây là viên thạch anh” thì dĩ nhiên học trò cũng hiểu. Nhưng nếu thầy giáo giảng dạy tỉ mỉ bằng từ ngữ sinh động thì chắc rằng sẽ hấp dẫn các em hơn. Ví dụ, có thể nói: “Các em hãy nhìn vào cái trên lòng bàn tay thầy và đoán xem nó là cái gì? Trông giống hòn bi phải không nào? Trong như thủy tinh phải không nào? Thực ra không phải là thủy tinh mà là một hợp chất khái thác từ mỏ. Tỉnh Yamaken có rất nhiều. Người ta gọi nó là thạch anh”.
Không học cách nói, cách diễn thuyết là nguyên nhân chính làm nghèo nàn cách diễn đạt ngôn ngữ. Gần đây, sinh viên có xu hướng sính sách tiếng Anh vì cho rằng tiếng Nhật thật bất tiện. Là người Nhật mà không nói sõi tiếng mẹ đẻ, không dùng trơn tru tiếng Nhật thì thật là tệ hại. Tiếng mẹ đẻ phát triển cùng với sự tiến bộ của văn minh. Người Nhật phải rèn giũa tiếng Nhật, phai nỗ lực học cách trình bày vấn để một cách trôi chảy, mạch lạc.

Bài viết liên quan:

  • THẬT VÀ GIẢ KHÁC NHAU RA SAO?Trên đây tôi đã đề cập việc Trí và Đức đem lại sự tính nhiệm. Tuy vậy, trong xã hội cũng có nhiều kẻ tưởng là được tính nhiệm nhưng thực tế không phải như vậy. Thầy lang băm thường sơn phết phòng khám hào nhoáng hòng dụ bệnh… Read More
  • KHI GIAO TIẾP NÉT MẶT CẦN TƯƠI TẮN, ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI TA GHÉTMới gặp nhau lần đầu mà người đối diện lại mang bộ mặt khó đăm đăm, được khen mà cũng không dám nở nụ cười vì sợ trở thành vô duyên, thì quả là chẳng biết nói thế nào. Việc biểu lộ vẻ mặt tươi tắn, sinh động là  một điể… Read More
  • CẦN NÓI VỀ BẢN THÂN MÌNHVậy thì có nên trông mong vào vinh hạnh và tín nhiệm hay không? Điều này cần phải có câu trả lời rõ ràng. Tôi nghĩ là cần nhưng phải dựa vào nỗ lực của bản thân. Khi đó, cần phải xác định rõ vị trí của mình và đòi hỏi người k… Read More
  • COI TRỌNG TIẾNG MẸ ĐẺPhải học cách nói năng. Đương nhiên không được xem nhẹ các bài viết, các tác phẩm, vì chữ viết vốn có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải suy nghĩ của mình cho độc giả. Nhưng để thông báo trực tiếp những suy nghĩ của mìn… Read More
  • NÓI TỚI TÍN NHIỆM TỨC LÀ NÓI TỚI ĐỘ TIN CẬYQuan sát mười người, quan sát một trăm người, có thể nhận ra người nào là người chín chắn, người nào là người trông cậy được. Giao việc cho người này giải quyết thì chắc chắn là ổn thỏa. Giao việc cho người kia làm chắn chắn … Read More