Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Những thí dụ trên đây có lẽ đã làm sáng tỏ vấn đề. Việc những người theo chủ nghĩa tiến bộ, vứt bỏ tập quán cũ của Nhật Bản, tin tưởng hoàn toàn văn hóa phương Tây là hành động hết sức bộp chộp, thiếu thận trọng. Bắng thái độ giống hệt như đã từng mú quáng tin vào những tập quán cũ Nhật Bản, giờ đây họ lại tin tưởng mù quáng cái mới - văn minh phương Tây, đến mức bắt chước rập khuôn cả những khiếp khuyết của nó. Điều thể hiện rõ nhất là trong khi vẫn chưa tìm ra được tư tưởng nào cần phải tin thì nhiều người trở nên mất phương hướng, trở nên dao động tinh thần vì đã vột vứt bỏ tư tưởng đã từng một thời tin tưởng. Theo như sự báo động của các bác sĩ, gần đây trong xã hội có rất nhiều người mắc bệnh thần kinh, suy nhược tinh thần.
Học hỏi văn minh phương Tây là điều tốt. Nhưng thà suốt đời không tin còn hơn là việc tin tưởng thiếu phê phán.
Chính sách “Phú quốc cường binh” của các quốc gia phương Tây rất tuyệt vời, nhưng không thể học và bắt chước luôn cả sự chênh lệch mức sống giữa người giàu và người nghèo trong xã hội phương Tây. Tôi không nghĩ rằng tô thuế đánh vào nông dân Nhật Bản là nhẹ, nhưng nếu so với nông dân Anh quốc bị tầng lớp địa chủ ngược đãi tàn bạo ra sao thì nông dân Nhật Bản còn hạnh phúc hơn nhiều.
Vì thế, tôi đã cảnh báo không thể cứ để nguyên tình trạng như hiện nay mà phát triển. Trong xã hội đang hỗn loạn giữa cái mới và cái cũ, đang chứng kiến tư tưởng cùng văn vật phương Tây tràn vào thì việc lựa chọn đúng là rất cần thiết và cấp bách trên cơ sở so sánh văn minh Nhật Bản với văn minh phương Tây, phải du nhập cái gì, phải kiên quyết loại bỏ cái gì.
Hiện nay, không có ai có thể làm được trọng trách này.
Chỉ có học sinh, sinh viên của trường Keio nghĩa thục chúng ta mà thôi.
Các bạn hãy đọc nhiều, suy nghĩ khách quan mọi sự vật, nuôi dưỡng tri thức, tìm kiếm sự thực tại thực địa. Cái mà vừa mới tin ngày hôm qua thì hôm nay phải hoài nghi suy xét lại coi có còn đúng hay không và tìm cách giải quyết vào hôm sau.
Vì lẽ đó, các bạn phải học tập.
Tháng Bảy năm Minh Trị thứ chín
(tức năm 1876)