Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Thử ứng dụng lý luận trên đây vào chính trị xem sao.
Nhân dân đóng thuế đảm bảo chi phí ngân sách chính phủ, duy trì tài chính cho quốc gia. Vậy mà tại các quốc gia chuyên chế như Nhật Bản, ý kiến của nhân dân không những không được tiếp thu mà ngay cả Nghị viện - nơi để người ta nói lên ý kiến của mình - cũng không có nốt.
Nhân dân nuôi dưỡng chính phủ bằng tiến thuế và nhiều thứ khác, có nghĩa là nhân dân đang bảo hộ cho chính phủ. Nhưng những kiến nghị, góp ý của nhân dân đối với chính phủ lại bị cấm đoán. Những vụ việc như thế nhiều vô kể trong xã hội.
Hai vế bảo hộ và chỉ dẫn của từ chăm sóc cũng chính là nguyên tắc kinh tế cơ bản, nguyên tắc trao đổi ngang bằng. Vì thế, cần phải tâm niệm kỹ điều này vào bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, trong sinh hoạt xã hội.
Nhưng cũng có người phê phán rằng, cái đó chẳng liên quan gì đến cuộc sống hay đến nghề nghiệp của ai. Cái gì cũng tính toán hơn thiệt, so đo quá như vậy thì còn đâu là tình người. Nhưng nếu suy nghĩ theo cách đó thì thà đừng có bảo hộ hay đừng có ép buộc còn hơn, vì nó sẽ làm tổn hại tình cảm của đối tác, khiến cho việc giao tiếp và các quan hệ trở nên xấu đi.
Tôi cũng xin nói thêm để tránh hiểu lầm. Con người hễ nhìn thấy người ta khổ sở, tôi nghiệp thì ai mà chẳng động lòng trắc ẩn và muốn giúp đỡ. Đó là sự chăm sóc theo vế bảo hộ. Việc giúp đỡ đó tuy không xuất phát từ quy luật kinh tế nhưng là hành vi được khen ngợi về phương diện đạo đức. Con người không thể sống chỉ bằng lý trí, bằng tính toán lạnh lùng trong suốt cuộc đời.
Hỡi các bạn sinh viên Nhật Bản, đừng có lúc nào cũng đưa ra quy luật kinh tế trong các mối quan hệ mà quên mất tinh thần nhân ái tương trợ trong mỗi con người.
Tháng Ba năm Minh Trị thứ tám
(tức năm 1875)

Bài viết liên quan:

  • ĐÂY LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG LÀM ĂNCuộc đời con người không mấy khi suôn sẻ. Những việc không ngờ tới thường xảy đến. Công việc ít khi theo đúng kế hoạch đã định. Để tránh điều này phải suy nghĩ tới một phương pháp mà người ta không mấy khi để ý. Đó là trong c… Read More
  • CON NGƯỜI LUÔN GẶP NHỮNG THẤT BẠI KHÔNG NGỜ TỚITrong cuộc sống, con người làm nhiều việc dại dột, ngu ngốc hơn so với suy nghĩ trong đầu, làm nhiều điều xấu hơn so với cảm xúc trong lòng và kết quả đạt được thường cũng không như dự tính ban đầu. Dù có xấu đến đâu, cũng kh… Read More
  • KHÔNG THỂ BẢO HỘ NẾU THIẾU CHỈ DẪNVí dụ, nếu người làm cha, làm mẹ biết con mình hay chơi bời lêu lổng, tiêu pha bừa bãi, không chịu nghe theo chỉ dẫn, bảo ban mà vẫn tiếp tục chu cấp tiến bạc chi tiêu theo ý nó là thí dụ về bảo hộ mà không dạy dỗ. Ngược lại,… Read More
  • CHĂM SÓC “CÓ HAI VẾ”Từ “chăm sóc” có hai vế. Vế thứ nhất là Bảo hộ. Và vế thứ hai là bảo ban. Bảo hộ là sự giúp đỡ và che chở. Bảo ban là việc chỉ dẫn cho biết nên làm điều gì thì có lợi, nên tránh điều gì có hại. Có đủ cả hai vế này mới thực sự… Read More
  • CÁCH TÍNH TOÁN “CÁI ĐƯỢC, CÁI MẤT” TRONG CUỘC ĐỜINhìn chung, cuộc đời con người cũng vậy. Cuộc sống của con người thường bắt đầu từ khi chín, mười tuổi - tuổi đã cảm nhận được sự yêu, ghét. Dưới đây là cách chỉnh lý những điểm mà từ trước tới nay tự mình cho là chưa được. … Read More