Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Vậy thì có nên trông mong vào vinh hạnh và tín nhiệm hay không? Điều này cần phải có câu trả lời rõ ràng. Tôi nghĩ là cần nhưng phải dựa vào nỗ lực của bản thân. Khi đó, cần phải xác định rõ vị trí của mình và đòi hỏi người khác phải đánh giá đúng về mình.
Có được sự tín nhiệm cũa xã hội bằng chính sự nỗ lực của mình, cũng giống như người hàng xáo cân và bán gạo vậy. Kẻ dốt khi khách hàng cần mua mười kilogram lại cân lên thành 10,3 kilogram. Kẻ gian lận thì cân thiếu đi thành 9,7 kilogram. Lẽ ra khách cần mười kilogram thì phải cân đủ cho khách, không thừa không thiếu. Sự chênh lệch dù chỉ là hai hoặc ba phần trăm, nhưng tích lại sẽ có được khoản lời lớn. Có thể có người cho như thế là biết làm ăn. Nhưng nhìn từ góc độ đạo đức kinh doanh, kẻ gian lận là kẻ đáng bị lên án.
Khổng tử có câu: “Đừng buồn vì người không biết ta. Hãy buồn vì ta không có gì để người biết”. Câu này có nghĩa là người có tài có đức thi không buồn phiền vì không được nhìn nhận. Ngược lại, họ lo lắng vì không có tài đức gì để người khác biết đến. Lời răn này đã là một chủ trương nhằm thay đổi một tập quán xấu thịnh hành trong xã hội lúc đó.
Vậy mà các nhà hủ nho hậu thế lại hiểu sai, cho rằng cứ thu mình lại là được. Không cần tranh luận, không cần biểu lộ tình cảm ra mặt, không cười không khóc trước mặt mọi người, như thế mới là thanh cao tao nhã. Họ sùng bái những học giả vô cảm miệng câm như hến. Thật là kỳ quặc!
Chúng ta cần phải rủ bỏ, phải thoát khỏi cái tập quán làm người ta trở nên chán ghét như thế. Phải tham gia vào xã hội con người sống động, giao tiếp với mọi tầng lớp, tìm hiểu mọi sự vật, biết người và để mọi người biết mình.
Vậy thì phải làm thế nào để thỏa sức phát huy được tính cách và thực lực thực sự của bản thân, làm thế nào để cống hiến cho xã hội. Muốn vậy, cần bốn điều kiện sau.